Không biết
từ bao giờ hình ảnh Cây đa Làng Trù xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn đã đi vào
trong thơ ca, âm nhạc, hội họa…Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát, viết, miêu tả rất
hay về hình ảnh Cây Đa Làng Trù. Trong đó có câu thơ:
“
Ai về Nghĩa Khánh quê ta
Dừng chân ngắm cảnh cây
Đa bên đường
Cây đa truyền thống quê
hương
Cự Lâm nổi dậy kiên cường
đấu tranh…”.
Cây đa Làng Trù nằm bên đường Quốc lộ
48D, và Quốc lộ 48E, thuộc địa phận xóm Hồng Khánh xã Nghĩa Khánh, Huyện Nghĩa
Đàn, tỉnh Nghệ An. Trước đây, cây đa này còn có các tên gọi khác nhau: Cây đa
Vĩnh Lại, Cây đa Đồng Đội, sau cách mạng tháng 8/1945 đổi thành Cây Đa Làng Trù
tên gọi đó cho đến ngày nay.
Cây Đa Làng
Trù xã Nghĩa Khánh
Cây đa Làng Trù đã có hơn 300 năm
tuổi. Với chiều cao khoảng 40m, cành lá xum xuê, diện tích phủ tán của cây
300m2, đường kính gốc thân cây là 3,5m, khoảng 7 - 8 người ôm. Thân hình cây đa
có vỏ xù xì, có các khối u lớn; có các rễ nhỏ giọt rất đẹp, vững chãi.
Cây
đa Làng Trù xã Nghĩa Khánh - Di tích lịch sử cách mạng đến nay đã 02 lần bị gãy
đổ (ngày 31/3/2021 và ngày 04/7/2024) do cây đã già cỗi, thân bị mục rỗng...
Thế nhưng cũng thật may như mọi người vẫn nói "Các cụ gánh còng
lưng", hai lần bị gãy đổ vào chiều tối, một lần vào giờ tan tầm học sinh
ra về, cả thân cây lớn đổ ra đường nhiều người dân đi lại nhưng rất may có
" Thần cây", các cụ phù hộ, che chở nên không ai bị thương gì cả.
Nay thân gốc cây chính không còn nữa
nhưng vẫn còn đây các giọt rễ cây nối tiếp và cả một gốc cây nhỏ mới được người
dân trồng, chăm sóc. Tin chắc rằng qua thời gian sẽ khôi phục lại hình ảnh Cây
đa Làng Trù, sừng sững, hiên ngang, kiêu hãnh, tự hào để viết tiếp nên những
thiên hùng ca bất tử "Đa Trù vẫn
mãi trường tồn".
Cây đa Làng Trù gắn liền với nhiều
giai thoại. Nghe người dân địa phương truyền kể lại rằng: Dưới thời vua Quang
Trung- Nguyễn Huệ, khi dừng chân ở Nghệ An để tuyển thêm binh lính, tướng của
ông đã cho quân lính khắc hình một “lưỡi
kiếm” nhằm khích lệ tinh thần tướng sỹ, dấu tích đó còn để lại trên thân
cây đa (Nay không còn nữa do thân cây bị gãy).
Cây đa Làng Trù là nơi tâm
linh để người dân thắp hương cầu nguyện mùa màng bội thu, ngô xanh, lúa tốt,
cầu mong mưa thuận, gió hòa, gặp nhiều may mắn…Nơi để người dân tri ân tưởng
nhớ các thế hệ cha anh, những người đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước…
Người dân thắp
hương tại gốc đa
Tại cây đa Làng
Trù này, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp, và đế quốc Mỹ là nơi
tổ chức các cuộc mít tinh, diễn thuyết, tuyên truyền cách mạng.
Ngày 3/2/1930 Đảng CSVN ra đời, đánh
dấu một bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Tháng 10/1930,
chi bộ Đảng đầu tiên ở các huyện miền núi của Nghệ An đã được thành lập tại
Hang Rú Ấm với tên gọi Thọ Lộc – Cự Lâm.
Tháng 4 năm 1931,
Sau khi Huyện ủy lâm thời được thành lập, phong trào cách mạng của Nghĩa Đàn có
những chuyển biến mới hòa nhịp với cuộc đấu tranh ở đồng bằng. Từ việc xây dựng
cơ sở và hoạt động lẻ tẻ từng làng, các đảng viên đã chuyển sang hoạt động rải
truyền đơn, mít tinh, diễn thuyết, vận động quần chúng đấu tranh chống sưu cao
thuế nặng, chống khủng bố. Giai đoạn này hoạt động tại Hang Rú ấm…
Ngày 15/8/1945, lệnh
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước được ban hành. Ban Việt Minh
liên tỉnh Nghệ Tĩnh nhanh chóng phát động Tổng khởi nghĩa ở hai tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh với lời kêu gọi “Bố trí ngay việc
cướp chính quyền, lập Ủy ban Nhân dân cách mạng, không câu nệ làng trước hay
huyện trước, các đồn lính khố xanh phải chiếm lấy, kế hoạch cướp chính quyền do
địa phương định đoạt.
Quán triệt tinh thần và kế hoạch chuẩn bị khởi
nghĩa của Ban Việt Minh liên tỉnh, Ủy ban khởi nghĩa của huyện Nghĩa Đàn đã
được thành lập.
Ngày 16/8/1945, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban khởi nghĩa, trực
tiếp là đồng chí Chu Huệ phụ trách, Nhân dân Làng Thọ Lộc, Vĩnh Lại, Cự Lâm đã
tiến hành mít tinh, diễn thuyết, tuyên truyền tại Cây đa Vĩnh Lại (Cây đa Làng
Trù) uy hiếp bọn lý trưởng, cường hào buộc chúng phải trao chính quyền về tay
cho cách mạng, Ủy ban lâm thời cách mạng xã Minh An (Nghĩa Khánh ngày nay) đã
được thành lập.
Ngày 17/8/1945, đồng
chí Nguyễn Văn Quý - xóm Trù Mét (xóm Mét cũ) và đồng chí Nguyễn Xuân Huyền -
Thọ Lộc (Xã Nghĩa Khánh ngày nay) bí mật mang cờ đỏ sao vàng cắm ở cổng huyện
đường để thăm dò phản ứng của địch.
Sáng 18/8/1945, Ủy
ban khởi nghĩa cử đồng chí Chu Huệ lên huyện đưa tin sẽ có một cuộc biểu tình
lớn ở huyện lỵ. Nhận được tin, khoảng 11h trưa, đồng chí Phan Đình Lại và Trần
Mật chỉ huy cuộc biểu tình với hơn 500 người thuộc xã Mai Xá, Cự Lâm, Vĩnh Lại,
Yên Hòa, Tri Chỉ, Thọ Lộc kéo lên huyện đường sang đồn Tân Hưng, qua sông Hiếu
và diễn thuyết ở thị trấn Thái Hòa kéo dài 3h đồng hồ.
Tối ngày 21/8/1945,
hai đồng chí Nguyễn Văn Quý và Nguyễn Xuân Huyền đã leo lên đỉnh ngọn cây đa
Vĩnh Lại để treo lá cờ tổ quốc. Sáng ngày 22/8/1945 (tức ngày rằm tháng 07
âm lịch), dưới sự lãnh đạo của Ủy ban khởi nghĩa huyện, hàng ngàn quần
chúng ở các xã thuộc tổng Lâm La (Mai Xá - Nghĩa Lợi), Cự Lâm, Thọ Lộc, Nghĩa
Hưng, Thạch Khê, Hạ Sưu…và hàng trăm công nhân các đồn điền Phủ Quỳ tập trung
tại cây Đa Vĩnh Lại (Cây đa Làng Trù) để chuẩn bị khởi nghĩa cướp chính quyền.
Sau ba hồi trống
vang dội núi rừng, với khí thế: “ Đa Trù dậy sống người cuồn cuộn, khí
thế hào hùng cuộc hội quân” hàng ngàn quần chúng nhân dân đã
mang theo súng, mác, gậy gộc, giương cao cờ đỏ sao vàng, tiến vào huyện đường
bắt giữ tri huyện Hoàng Mộng Kham cùng ấn, triện, sổ sách, ngân quỹ...; đồng
thời mở cửa nhà lao, giải phóng tù nhân.
Trước hàng ngàn quần
chúng, Ủy ban Nhân dân lâm thời và Ủy ban mặt trận Việt Minh huyện đã ra mắt
công chúng, tuyên bố xóa bỏ vĩnh viễn chế độ thực dân, phong kiến và bộ máy
chính quyền tay sai phát xít Nhật. Tràn đầy trong niềm vui chiến thắng, quần
chúng hô vang khẩu hiệu:
“Cách mạng thành công muôn năm! Hoan hô chính
quyền cách mạng”! kiên quyết ủng hộ Việt Minh! Việt Nam độc lập muôn năm!”(1)
Ngày 22/8/1945 là
ngày giành chính quyền thắng lợi trọn vẹn, triệt để ở huyện và trở thành ngày
kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám vẻ vang của Đảng bộ, Nhân dân huyện Nghĩa Đàn.
Trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng bộ và Nhân dân xã Nghĩa Khánh đã vượt qua
bao khó khăn, gian khổ, xây dựng hậu phương vững mạnh, chi viện sức người, sức
của cho tiền tuyến miền nam. Nhiều người con Nghĩa Khánh đã ra chiến trường
trực tiếp chiến đấu với kẻ thù, trong đó có những người con đã anh dũng hi
sinh. Chiến công của họ tiếp tục tô thắm thêm trang sử vàng truyền thống của
con người và mảnh đất Nghĩa Khánh yêu dấu.
Để ghi nhận những đóng góp của Đảng bộ và Nhân
dân Nghĩa Khánh, Đảng, Nhà nước ta đã tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương Kháng
chiến các hạng. Trong đó, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu 07 bà mẹ Việt Nam
anh hùng; 15 cán bộ lão thành cách mạng; 06 cán bộ tiền khởi nghĩa; 15 đảng viên 30-31; có 96 liệt sỹ; 92 Thương binh,
bệnh binh; có 475 gia đình, cá nhân được nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương
kháng chiến….
Sau khi hòa bình lập lại năm 1975 đến nay, là thời kỳ
Đảng bộ và Nhân dân Nghĩa Khánh phải vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đặc
biệt trong công cuộc đổi mới, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn, Nghĩa Khánh đã tiến hành dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi
một cách mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế, tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các
ngành cùng với sự nỗ lực, chung sức đóng góp của toàn Đảng, toàn dân, đẩy nhanh
tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng. Dưới ánh sáng của
đường lối đổi mới, bộ mặt nông thôn Nghĩa Khánh dần khởi sắc: Điện - Đường -
Trường - Trạm đều đạt chuẩn.
Thành tích vượt bậc nhất là đến năm 2015,
Nghĩa Khánh là một trong những xã tốp đầu của huyện Nghĩa Đàn đã về đích Xây
dựng nông thôn mới.
Để góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào
dân tộc, truyền thống anh hùng của quê hương. Năm 2006, Đảng bộ, Chính quyền và
Nhân dân xã Nghĩa Khánh đã quyết định lấy ngày 22/8 hàng năm (Ngày Nhân dân Huyện Nghĩa Đàn giành chính
về tay Nhân dân 22/8/1945 tại Huyện) là ngày tổ chức “Lễ hội Cây đa Làng Trù”
xã Nghĩa Khánh, cứ 2 năm một lần vào các năm chẵn.
Hoạt động cắm trại tại lễ
hội Cây đa Làng Trù
Hoạt động thi nghi thức đội tại Lễ Hội
Cây Đa Làng Trù xã Nghĩa Khánh
Tại lễ hội
có nhiều hoạt động ý nghĩa như: Hội thi cắm trại truyền thống; thi nghi thức
đội, văn nghệ, kéo co, đẩy gậy, bắn cung, đấu vật, bóng chuyền nam, nữ, thi
điền kinh….
Ngày 20/8/2012 Cây Đa Làng Trù xã Nghĩa Khánh và Hang Rú Ấm xã Nghĩa Đức
rất vinh dự đã được UBND tỉnh Nghệ An công nhân là di tích lịch sử cách mạng.
Lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích lịch sử
cách mạng Cây Đa Làng Trù
Ngày 28/12/2015 Cây đa Làng Trù được Hội sinh vật cảnh Việt Nam tặng Bằng
công nhận: Di sản lịch sử văn hóa Việt Nam.
Để góp phần
xây dựng di tích lịch sử cách mạng, năm 2016 Đảng ủy xã Nghĩa Khánh đã cho chủ
trương mở rộng thêm hơn 01 ha khuôn viên Di tích lịch sử; xây dựng tường bao, lan
can, lát gạch nền xung quanh cây đa... Công trình đã được thực hiện nhờ sự đóng
góp ủng hộ của nhân dân trị giá gần 01 tỷ đồng.
Tại đây,
Đoàn thanh niên, Hội CCB xã phối hợp các đoàn thể tổ chức mít tinh, nói chuyện
truyền thống cho các thế hệ thanh, thiếu niên, nhi đồng vào các ngày lễ truyền
thống cách mạng. Đoàn xã; Hội đồng đội, các liên đội trường học đã tổ chức các
hoạt động quét dọn, vệ sinh tại di tích, tổ chức làm sân khấu, xây bờ kè, hàn
lan can khuôn viên di tích lịch sử; trồng cỏ; kẻ vẽ khẩu hiệu tuyên truyền…Phối
hợp với các ban ngành, đoàn thể tổ chức lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ
nhân ngày 27/7 ngày TBLS; thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có
công với cách mạng….. Đó là những hoạt động góp phần giáo dục truyền thống uống
nước nhớ nguồn, thể hiện lòng tri ân, biết ơn các thế hệ cha anh đã anh dũng
ngã xuống để chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay.
Năm 2024 huyện Nghĩa Đàn đã quyết định
nâng cấp tầm lễ Hội Cây Đa Làng Trù xã Nghĩa Khánh và Lễ hội Hang Rú Ấm xã
Nghĩa Đức lên thành lễ hội cấp huyện: Lễ hội Hang Rú Ấm - Cây đa Làng Trù huyện
Nghĩa Đàn.
Một
số hình ảnh hoạt động tại Lễ Hội Hang Rú Ấm- Cây Đa Làng Trù
Mùa
lễ hội Hang Rú Ấm - Cây đa Làng Trù lần đầu tiên do huyện Nghĩa Đàn tổ chức vào
gày 21,22 tháng 8 năm 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi như: Cắm trại truyền thống;
văn nghệ; bóng chuyền nam nữ; ném còn; kéo co; trưng bày sản phẩm đặc trưng của
huyện…
Một số hình ảnh hoạt động tại Lễ
Hội Hang Rú Ấm- Cây Đa Làng Trù
Lễ
hội đã diễn ra thành công, ý nghĩa và để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong lòng Nhân
dân huyện nhà và du khách thập phương.
Phát huy
truyền thống quê hương anh hùng cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã
Nghĩa Khánh đã và đang đoàn kết, phấn đấu, quyết tâm xây dựng xã Nghĩa Khánh đạt
chuẩn xã nông thôn mới nâng cao năm 2025 như nghị quyết đại hội Đảng bộ xã khóa
XXX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra./.
Thực hiện: Phan Sỹ Danh - PBTTT Đảng ủy