NGHĨA KHÁNH GẦN 80 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRÊN CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP
Trải qua gần 80 năm hình thành, phát triển và hội nhập, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp và sự lãnh đạo sâu sát của Cấp ủy Đảng, Chính quyền, sự đoàn kết, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là phát huy được sức mạnh đồng thuận của Nhân dân, Nghĩa Khánh đã và đang khai thác tốt tiềm năng, phát huy nội lực, tính tự lực, tự cường để xây dựng quê hương ngày càng thêm giàu đẹp, đạt được những thành quả nổi bật trên các lĩnh vực.
Nghĩa
Khánh là một trong những xã thuộc vùng trung du miền núi thấp. Có vị trí địa lý
phía Bắc giáp xã Nghĩa An; phía Nam giáp huyện Tân Kỳ; phía Đông giáp ba xã
Nghĩa Hòa, Nghĩa Long, Nghĩa Lộc; phía Tây giáp xã Nghĩa Đức;2 cách Huyện lỵ
Nghĩa Đàn khoảng 25km. Có đường Quốc lộ 48D và 48E đi qua thuận lợi cho lưu
thông, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế. Xã có tổng diện tích tự nhiên: 2.704,42
ha, với 2.435 hộ, với 10.748 nhân khẩu phân bố rải rác trên 12 khu dân cư. Đảng
bộ có 19 chi bộ trực thuộc, trong đó: có 12 chi bộ nông thôn, 06 chi bộ hành
chính, sự nghiệp; 01 chi bộ Doanh nghiệp. Tổng số đảng viên 296 đồng chí. Là xã có bề dày truyền thống lịch sử cách mạng, nơi thành lập chi
bộ Đảng đầu tiên của các huyện miền núi Tây bắc tỉnh Nghệ An vào tháng 10 năm
1930 tại hang Rú Ấm (thuộc địa phận xã Nghĩa Đức ngày nay). Cây Đa Làng
Trù nơi địa chỉ đỏ, nơi đây ngày 22/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban Khởi nghĩa
huyện, hàng ngàn quần chúng Làng Thọ Lộc, Cự Lâm và Nhân dân các xã vùng phụ cận,
cùng hàng trăm anh chị em công nhân ở các đồn điền đã tập trung tại Cây đa làng
Trù, giương cao cờ đỏ sao vàng, hô vang các khẩu hiệu cách mạng, rầm rộ kéo về
huyện lỵ giành chính quyền về tay Nhân dân.
Di tích lịch sử Cây Đa Làng Trù
Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh trường kỳ của dân tộc,
mảnh đất và con người Nghĩa Khánh đã đóng góp sức người, sức của góp phần cùng
cả nước “kháng chiến chống thực dân Pháp
thắng lợi” (1945 - 1954), “đánh cho
Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất
nước, thu giang sơn về một mối (1954 - 1975). Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, xu
thế giao lưu, hội nhập trong nước, khu vực và quốc tế, Đảng bộ Nghĩa Khánh đang
nỗ lực, cố gắng phát huy truyền thống quê hương cách mạng viết tiếp những trang
sử vàng truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha ông.
Trải qua gần 80 năm hình thành và phát triển, Nghĩa Khánh từ một
xã lớn xã Minh An năm 1945 đến năm 1963 chia tách thành 02 xã: Nghĩa Khánh và
xã Nghĩa An (một phần thuộc về xã Nghĩa Đức). Nhân dân Nghĩa Khánh cần
cù, chịu thương, chịu khó, đoàn kết khắc phục khó khăn. Trong giai đoạn 1954
-1975 Nhân dân Nghĩa Khánh vừa đẩy mạnh thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông
nghiệp chăm lo xây dựng phát triển kinh tế tập thể, xây dựng chủ nghĩa xã hội
vừa tích góp lương thực, thực phẩm phục vụ tất cả cho tiền tuyến, đồng thời
cũng hứng chịu những trận bom đánh phá của đế quốc Mỹ tàn phá nặng nề. Hòa bình
lập lại Đảng bộ và Nhân dân xã Nghĩa Khánh bắt tay xây dựng và khôi phục kinh
tế, lúc này đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn, lương thực thiếu đói triền
miên, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Tỷ lệ hộ nghèo lúc bấy giờ chiếm khoảng
60 %. Từ 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, Đảng bộ và Nhân dân xã Nghĩa Khánh đã bứt phá đi lên, luôn
tiên phong đi đầu trong các phong trào như: Chuyển đổi ruộng đất, dồn điền đổi
thửa; bê tông hóa đường làng, ngõ xóm; xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng Nông
thôn mới….
Từ một xã nghèo nàn và lạc hậu, sản xuất nông nghiệp thuần túy đến
nay đã trở trành một trong những xã khá của huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân 10 năm trở lại đây đạt 10 - 12 %. Tổng giá trị sản xuất năm 2023 đạt:
594.315 triệu đồng. Trong
đó tỷ trọng sản xuất nông nghiệp chiếm: 29,4 %; Công nghiệp - xây dựng chiếm 47,9 %; Thương mại - Dịch vụ: chiếm
22,7 %. Thu nhập bình quân đầu
người đạt: 55.780.000 đồng/người/năm. Tổng sản lượng lương thực: 4.290 tấn, chiểm
1/10 tổng sản lượng lương thực của huyện Nghĩa Đàn; thu ngân sách đạt 11,376 tỷ đồng. Trên địa bàn xã đã xuất hiện một số mô hình kinh tế nông nghiệp ứng dụng khoa học, công
nghệ cao như: Mô hình trồng nấm rơm đạt tiêu chuẩn ôcop 3 sao; trồng dưa lưới,
bưởi, mô hình chăn nuôi gà, lợn...
Lễ hội truyền thống Cây Đa Làng Trù lần thứ VII năm 2022
Về văn hóa xã hội
nơi đây được xem là vùng đất địa linh nhân kiệt, hiếu học. Là xã có truyền thống
về tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ; tổ chức Lễ hội Cây đa Làng Trù vào
các năm chẵn hàng năm; đặc biệt tháng 8 năm 2024, được huyện Nghĩa đàn quyết định
nâng cấp lên thành lễ hội cấp huyện: “Lễ hội Hang Rú Ấm - Cây đa Làng Trù” lần
thứ nhất do huyện tổ chức tại xã đã thành công tốt đẹp, đầy ý nghĩa. Về công
tác giáo dục thường xuyên được quan tâm chăm lo, đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh
xã hội hóa giáo dục, không ngừng đổi mới công tác quản lý và phương pháp dạy và
học. Nhờ vầy chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, chất lượng mũi nhọn
và chất lượng đại trà tăng khá được đánh giá là một trong tốp trường đứng đầu của
huyện. Đến nay cả 3 trường, 3 cấp học đều đạt chuẩn quốc gia (trường Tiểu học
đạt chuẩn quốc gia mức độ 2). Mỗi năm có từ 30 - 35 em đậu vào các trường đại
học. Giảm tỷ lệ hộ
nghèo còn 2,06%.
Về quốc phòng - an ninh được củng cố, giữ vững. Công tác
xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ xã đến xóm được chú trọng tăng cường, là 01 trong 2 xã làm điểm đầu
tiên của huyện Nghĩa Đàn về đích đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ
khóa XXX nhiệm kỳ 2020 – 2025 mục tiêu của đại hội xây dựng xã Nghĩa Khánh trở
thành xã Nông thôn mới nâng cao, qua hơn 3 năm triển khai thực hiện đến nay đã
đạt được 13/19 tiêu chí. Hệ thống đường làng ngõ xóm khang trang đẹp đẽ, cảnh
quan môi trường, mô hình sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn đã thực hiện, diễn mão
nông thôn khởi sắc.
Xóm Bàu xã Nghĩa Khánh nhìn từ trên cao
Tin tưởng rằng, với bề dày truyền thống và
thành quả của xã Nghĩa Khánh trong chặng đường gần 80 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, hệ thống chính trị xã Nghĩa Khánh
đang tập trung chỉ đạo phát huy tối đa mọi nguồn lực, động viên các tầng lớp Nhân
dân toàn xã nỗ lực quyết tâm phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành ở mức
cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh; công
tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể... đã đề ra, phấn đầu về đích
xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 2025./.
Lê Viết Xường BT Đảng ủy – Chủ tịch HĐND xã